BẢO HIỂM TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH
1. Bảo hiểm tín dụng

Bảo biểm tín dụng có đối tượng là các khoản tín dụng, có thể là tín dụng xuất khẩu, tín dụng thương mại (trong nước), tín dụng tiêu dùng.

Tín dụng xuất khẩu là khoản tín dụng của người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tín dụng thương mại bảo vệ và bồi thường cho người được bảo hiểm (người xuất khẩu khi họ cấp cho người nhập khẩu khoản tín dụng thương mại, người bán hàng chịu), hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung – dài hạn. Bảo hiểm này nhằm bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại do khách hàng, người vay không có khả năng thanh toán, do bị phá sản, do rủi ro chính trị (bị quốc hữu hoá hay bị cấm kinh doanh) nhất là thương vụ quốc tế; cho phép chủ nợ thu hồi vốn đã cho vay dưới hình thức tín dụng – người cung ứng, trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.

Bảo hiểm tín dụng tiêu dùng, được phát triển từ bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm cho người đi vay trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng khi xảy ra các trường hợp người được bảo hiểm bị rủi ro: Thương tật nặng hoặc bệnh nặng; mất việc; tử vong do tai nạn.

Nếu một trong ba sự kiện trên xảy ra, khoản tiền vay sẽ tiếp tục được hoàn trả, tuân theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp người được bảo hiểm tử vong, toàn bộ số tiền vay sẽ được hoàn trả cho ngân hàng cho vay.

Giới thiệu qua về chương trình thí điểm của Chính phủ về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (để tương đồng với phần bảo hiểm nông nghiệp)

2. Dịch vụ hoán chuyển rủi ro tín dụng

Ở những thị trường phát triển còn có loại dịch vụ hoán chuyển rủi ro tín dụng CDS (Credit default swap). CDS là một thoả thuận giữa ngư­ời bán và người mua về dịch vụ bảo đảm: Người bán dịch vụ CDS chấp nhận bồi th­ường thiệt hại của tài sản tín dụng trong tr­ường hợp ng­ười mua gặp rủi ro tín dụng. CDS có thể d­ưới dạng đơn lẻ (single- name credit default swap). Khi ng­ười mua là một ngân hàng th­ương mại và người bán là doanh nghiệp bảo hiểm, thoả thuận giữa hai bên th­ường là loại hoán chuyển rủi ro tín dụng cả gói (Portfolio Credit Default Swap).

Với PCDS, các khoản cho vay của ngân hàng thư­ơng mại đ­ược gộp lại thành một “gói” và đ­ược sắp xếp thành các lớp (layer). Các lớp đó đ­ược xác định theo sự đánh giá chất l­ượng các khoản tín dụng và xếp hạng tín dụng. Lớp tổn thất thứ nhất (first loss layer) thuộc phần tự gánh chịu của ngân hàng th­ương mại. Các lớp cao hơn thuộc trách nhiệm của các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *