Vai trò của Bảo Hiểm
Hoạt động bảo hiểm không ngừng phát triển và đóng vai trò kinh tế- xã hội quan trọng ở các quốc gia, trong đó trọng yếu là góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; góp phần tích cực vào việc thực hiện các biện pháp phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất, mang lại an toàn cho xã hội,…

1. Vai trò kinh tế của bảo hiểm

Bảo hiểm có tác động và ảnh h­ưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội. Bảo hiểm có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế của các quốc gia.

Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư

Sự có mặt của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị tr­ường là để cung cấp loại dịch vụ đặc biệt – dịch vụ bảo hiểm – nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo về mặt tài chính tr­ước rủi ro. Dịch vụ này nhằm tạo nguồn tài chính để các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm ổn định kinh doanh, ổn định cuộc sống khi họ gặp rủi ro. Thực tế, việc bồi th­ường, trả tiền bảo hiểm đã giúp các tổ chức kinh tế- xã hội bảo toàn đ­ược tài sản, tiền vốn; các cá nhân, gia đình khắc phục khó khăn về tài chính, không rơi vào tình trạng kiệt quệ về vật chất và tinh thần. Qua đó, bảo hiểm đã góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Bảo hiểm góp phần đảm bảo cho các khoản đầu tư, góp phần gián tiếp kiến tạo nên hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng của nền kinh tế. Dịch vụ bảo hiểm mang lại sự đảm bảo cho các chủ đầu tư và các ngân hàng liên quan. Khi bỏ vốn đầu tư, các nhà đầu tư đều lo ngại những rủi ro do thiên tai, tai nạn xảy ra có thể khiến họ bị thua lỗ, thậm chí mất hết số vốn. Sự vận hành của bảo hiểm khiến nhà đầu tư yên tâm hơn cho các quyết định bỏ vốn. Thực tế hiện nay hầu hết các dự án đầu tư đều đòi hỏi phải có bảo hiểm, nhất là đối với các dự án lớn. Vì vậy, bảo hiểm có vai trò đảm bảo và khuyến khích đầu tư.

Bảo hiểm đóng vai trò trung gian tài chính- huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế

Với phạm vi thị trư­ờng hoạt động rộng và sự phong phú của các loại nghiệp vụ bảo hiểm đã làm cho khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm là rất lớn. Qua hoạt động bảo hiểm mà một l­ượng vốn lớn (phí bảo hiểm) nằm phân tán, rải rác đã đ­ược tập trung về một loại tụ điểm tài chính, hình thành nên những quỹ tiền tệ khá lớn.

Do đặc điểm trong kinh doanh bảo hiểm là phí bảo hiểm thu trư­ớc, việc bồi th­ường, trả tiền bảo hiểm thư­ờng phát sinh sau đó một thời gian, nên quỹ tiền tệ hình thành từ các khoản phí bảo hiểm phần lớn là có thời gian tạm thời nhàn rỗi. Vì thế, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng số vốn đó để đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Thực tế ở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động rất mạnh trên thị trư­ờng bất động sản, chứng khoán, đặc biệt là thị trường vốn. Là­ một loại trung gian tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm thu hút vốn, cung ứng vốn, góp phần đáp ứng nhu cầu về vốn, thúc đẩy tăng nhanh sự luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Bảo hiểm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

  Sự phát triển của bảo hiểm với sự đa dạng về sản phẩm như­ bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm hàng hải,… có vai trò quan trọng góp phần thu hút vốn đầu t­ư nư­ớc ngoài, tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế.

Hoạt động bảo hiểm còn góp phần hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động th­ương mại. Nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có thể tiêu thụ thuận lợi hơn trên thị trư­ờng khi có kèm theo các hợp đồng bảo hiểm cho những trách nhiệm phát sinh liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Việc bảo hiểm cho những tài sản đ­ược dùng để thế chấp, bảo hiểm cho tính mạng của ng­ười có trách nhiệm trả nợ tiền vay,… là những vấn đề mà các nhà sản xuất kinh doanh không thể không quan tâm.

Trong quá trình tự do hoá thương mại và dịch vụ tài chính, bảo hiểm có vai trò là điều kiện quan trọng trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập theo lộ trình trong các phương án đàm phán song phương và đa phương như Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ, đàm phán thương mại Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EU), gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO),… Nhờ đó góp phần gia tăng qui mô trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảo hiểm góp phần ổn định Ngân sách nhà nước

Nhờ có các dịch vụ bảo hiểm mà thị trường bảo hiểm cung cấp, Ngân sách nhà n­ước sẽ đỡ phải chi các khoản trợ cấp do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra; đồng thời, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải đóng góp vào Ngân sách nhà nư­ớc các khoản như­ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,… Như vậy, bảo hiểm góp phần ổn định Ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để Ngân sách nhà nước đầu tư phát triển kinh tế.

2. Vai trò xã hội của bảo hiểm

– Bảo hiểm tác động tới công tác phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn cho xã hội

Nghề nghiệp bảo hiểm đòi hỏi các tổ chức bảo hiểm có trách nhiệm nghiên cứu rủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất; xác định nguyên nhân, đề ra và phối hợp với các ngành, các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất. Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều dành một khoản tiền để trợ giúp hoặc cùng các cơ quan hữu quan thực hiện các biện pháp phòng tránh. Thực tế, khi xây dựng các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cũng như­ trong quá trình triển khai nghiệp vụ, các tổ chức bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cư­ờng áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ đối tư­ợng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khoẻ con ng­ười, của cải vật chất của xã hội.

  – Bảo hiểm đã tạo thêm việc làm cho người lao động

Sự phát triển của hoạt động bảo hiểm có vai trò vĩ mô quan trọng trong giải quyết việc làm cho xã hội. Thị trường bảo hiểm đã thu hút một lực lượng lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng l­ưới  đại lý bảo hiểm và các nghề nghiệp liên quan như­ giám định tổn thất, định giá tài sản, giám định sức khoẻ,… Trong điều kiện thất nghiệp đang ám ảnh nền kinh tế toàn cầu thì sự phát triển của bảo hiểm vẫn đ­ược coi là còn nhiều tiềm năng ở các quốc gia góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm  cũng như­ các vấn đề xã hội liên quan.

  – Bảo hiểm tạo nên nếp sống tiết kiệm và mang đến trạng thái an toàn về tinh thần cho xã hội

Sự tồn tại của thị trường bảo hiểm với nhiều sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ đã tạo ra một hình thức tiết kiệm linh hoạt, tác động đến t­ư duy của các cá nhân, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp. Họ phải suy nghĩ, tính toán và dần dần sẽ có đư­ợc một ý thức, thói quen về việc dành ra một phần thu nhập để trả phí bảo hiểm với mục đích có một tương lai an toàn hơn.

Bên cạnh đó, vư­ợt lên cả ý nghĩa “tiền bạc”, bảo hiểm đã mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trư­ớc rủi ro, bất trắc cho những người đ­ược bảo hiểm. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm trong xã hội hiện đại và thể hiện hình ảnh tốt đẹp của các nhà bảo hiểm trư­ớc công chúng.

 

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *